| 0 comments ]

Tác giả: John Lee Y

Ngôn ngữ nói bao gồm một chuỗi các âm thanh được liên kết lại thành một mẫu nhận biết được dùng diễn tả ý nghĩ. Mỗi đơn vị âm thanh độc lập hay riêng lẻ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ nói. Những đơn vị riêng này được liên kết với nhau để tạo nên từ, cụm từ sau đó thành một mệnh đề, một câu và cứ như thế.

Người đầu tiên không nghi ngờ gì nữa đã bắt đầu bằng việc phát ra một âm thanh phản ứng với một số tác nhân kích thích, có thể là từ xúc giác, thị giác hoặc thính giác. Ấn tượng hoặc cảm giác ấy tạo ra một phản ứng tự động đầu tiên, thể hiện bằng âm thanh.

Âm thanh trở thành ngôn ngữ khi người ta lưu giữ, lặp đi, lặp lại vì cùng một mục đích và chia sẻ trong giao tiếp .Trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng đứa trẻ nào cũng trải qua quá trình này. Âm “Duh” và “Goo” là cách thể hiện âm thanh tự động phản xạ lại với những kích thích từ môi trường sống của đứa trẻ. Em bé học cách bắt chước những âm thanh do người chăm sóc chúng tạo ra. Những âm thanh được học và nhận biết là ngôn ngữ mà em bé học để giao tiếp. Dần dà, em bé học cách tự động kết hợp một số âm thanh với sự vật và sự việc. Như vậy việc sử dụng âm để truyền đạt ý nghĩ về các sự vật và sự việc trở nên một phản xạ tự động đối với đứa trẻ.

Giống như đứa bé học các kỹ năng ngôn ngữ bằng cách nghe, viết và đọc thì một học sinh cũng dễ dàng học cách sử dụng một ngoại ngữ một cách hoàn thiện hơn nếu như áp dụng cả bốn kỹ năng ngôn ngữ này. Người ta sẽ giới thiệu cho người học viên trước tiên là âm của từ, sau đó đến hình ảnh của sự vật hoặc sự việc từ đó đại diện, rồi học cách nhận dạng từ trong khi đọc và sử dụng từ khi viết. Phương pháp tốt nhất dạy ngoại ngữ phải là một phương pháp có thể sử dụng bốn kỹ năng gần như đồng thời để dạy cho học viên. Tạo ra một loại phản xạ tự động trong khi dùng những kĩ năng thuộc ngôn ngữ mới cũng tự nhiên như một em bé học nói từ môi trường sống của nó.

Giống với một em bé mới sinh, dạy cho một học viên mới bao gồm một loạt nhiều bước, từ đơn giản rồi đến phức tạp hơn. Với em bé, ta có thể giơ một quả bóng lên và nói “ball” (trái banh), lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đứa bé lập lại âm thanh ấy một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sau đó chúng ta tiếp tục với cụm từ ”throw the ball” (hãy ném quả bóng) hoặc “Go get mommy the ball” (đi lấy cho mẹ quả bóng đi!), dần dần giới thiệu cho bé biết tất cả những khái niệm ngôn ngữ. Khi em bé đến tuổi đi học, nó học nhận biết chữ (viết) và dùng chữ viết để diễn đạt ý riêng của nó về quả bóng.

Có một điểm khác biệt rõ ràng giữa việc nhận biết và học cách sử dụng âm thanh so với nhận biết và sử dụng chữ viết. Phát những âm thanh cơ bản và liên kết âm thanh với sự vật hay sự việc là phản xạ tự nhiên đối với những kích ứng của môi trường sống. Để viết ra những ý nghĩ, cảm nhận rồi lưu giữ chúng cho giao tiếp hay sử dụng sau thì không phải là tự động. Việc sử dụng ngôn ngữ viết thuần túy là một kỹ năng do học mà có được, khác với sự phát triển của các kỹ năng tự nhiên và vô thức như là nghe và nói. Vì kỹ năng viết được học dựa vào các quy luật, và không phải tự nhiên mà có được nên việc học viết sẽ khó hơn. Tuy nhiên, bởi vì viết được dạy và học một cách chi tiết và tỉ mỉ, người ta có thể học viết đạt được trình độ cao hơn. Thật ra, một học viên được sinh ra ở nước ngoài nói giọng bản xứ thì phổ biến nhưng viết được một các hoàn thiện, ít mắc lỗi thì không. Chính sự thất bại trong việc liên kết giữa khả năng nghe nói tự nhiên với kỹ năng đọc viết hoàn toàn do học mà có là vấn đề đối với phương pháp dạy học khác.

Mục đích dạy ngôn ngữ thứ hai phải là giúp cho học viên tạo những ngôn mẫu , trôi chảy như một người bản xứ – đó là cách sử dụng ngôn ngữ không ảnh hưởng tiếng địa phương mà rõ ràng học viên có thể tiếp thu dễ dàng hơn khi viết. Chúng tôi đã phát triển Phương Pháp Phản Xạ trong dạy học đến mức ứng dụng cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để giúp cho các học viên cùng trình độ trong tất cả các kỹ năng đó sử dụng chúng nhanh và dễ hơn.

PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THIẾT

Mục đích của việc học ngoại ngữ là cuối cùng sử dụng cả 4 kỹ năng nhằm thể hiện, diễn đạt chính bạn và hiểu được những gì người khác nói với bạn. Chìa khóa cho việc học ngôn ngữ nhanh chóng và trôi chảy là sử dụng cả 4 kỹ năng để học ngôn ngữ một cách hoàn chỉnh cùng một lúc. Những lý thuyết về phương pháp dạy khác đều tập trung vào một lĩnh vực hoặc một kỹ năng mà thôi, ví dụ như nhiều khóa học khá phổ biến là “learn- a foreign- language- in a minute” (khóa học ngoại ngữ cấp tốc). Vấn đề ở đây là kỹ năng nghe và nói thì đạt được trình độ tinh thông nhất định nhưng rõ ràng là khả năng viết và đọc thì không đạt hoặc ngược lại. Dĩ nhiên là chúng ta có thể học chúng sau nhưng sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chúng ta học cả 4 kỹ năng cùng một lúc tức là học một ngôn ngữ toàn phần còn hơn là chỉ học vài phần của nó. Đó là Phương Pháp Phản Xạ, một Phương Pháp Độc quyền của chúng tôi đã dùng trong môi trường giáo dục trên 30 năm.

Nói tới thành phố, nó bao gồm đường phố, nhà cửa, sông ngòi, công viên, các loại hình giao thông và những điểm vui chơi. Để biết hết thành phố, bạn phải làm quen với tất cả, nhưng bạn không thể làm điều này ngay lập tức. Vì vậy, bạn phải bắt đầu với một địa phận, một vùng và dần dần tiếp tục với những địa phận khác và khác nữa cho đến khi bạn hoàn toàn hiểu về thành phố đó.

Cơ thể người được tạo thành bởi chân tay, giác quan, các nội tạng… giống như thành phố, bạn không thể học tất cả cùng một lúc nhưng phải học từng phần một lần, xây dựng kiến thức cho đến khi bạn dần hiểu hết cả cơ thể.

Nghiên cứu một căn nhà hay những tòa nhà khác cũng vậy. Bạn không thể biết được hết được tòa nhà cho đến khi bạn biết được hết các cửa, cửa sổ, hội trường, phòng, sân, địa chỉ nhà… và khi bạn đi thì bạn sẽ học được từng phần như vậy. Thiết nghĩ đây cũng là một điểm rất quan trọng trong Phuong Pháp Phản Xạ của chúng tôi.

Ngôn ngữ cũng giống như các ví dụ trên, bạn không thể biết hết ngôn ngữ cho đến khi bạn không chỉ hiểu các phần mà còn biết những phần khác nhau ấy tương tác và nối kết với nhau như thế nào. Hơn nữa, khi bạn sống ở thành phố hay sống với cơ thể người thì bạn mới thực sự hiểu biết về chúng, tức là học được sự huyền ảo và sắc thái riêng của chúng. Thành phố thì không chỉ đơn thuần là nhà cửa, đường phố, công viên… Mỗi thành phố có cảm giác và nét độc đáo riêng . Giống như vậy, ngôn ngữ không chỉ do những bộ phận ghép thành mà nó còn là sự tương tác giữa các phần và những sắc thái riêng. Người ta không thể học hay tinh thông một ngôn ngữ mà thiếu đi kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm được lập đi lập lại. Bạn có thể học ngữ pháp, từ vựng, bạn cũng có thể học kỹ năng nói và kỹ năng nghe cơ bản. Nhưng bạn chỉ học được một ngôn ngữ đúng nghĩa chỉ khi bạn hiểu được những kỹ năng ấy và cách chúng tương tác với nhau như thế nào, lúc đó nó là ngôn ngữ trôi chảy và dễ dàng của người bản xứ.

Với mục tiêu ấy, tôi đã dành cả cuộc đời làm việc của mình để phân tích ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh Mỹ.

Khi đọc một quyển sách hay, hay nghe một bài diễn văn tuyệt vời thì bạn không chỉ hiểu từ ngữ mà thôi. Bạn xúc động không phải là do ngữ pháp hay từ vựng hay cách chấm câu mà đó là do âm thanh lưu loát và cách chuyển ý trôi chảy đã tạo cảm hứng và xúc cảm cho bạn. Bạn nhận ra những mẫu câu trôi chảy đó trong ngôn ngữ, như là một người sử dụng tiếng giỏi và siêu việt.

John Lee Y – Tác giả hoàn toàn giữ bản quyền và đã cho trường Ngoại Ngữ Không Gian độc quyền sử dụng theo hợp đồng PPPX trong nhiều Quốc Gia nhiều năm nay như Hoa kỳ, Mexico, Thailand và Vietnam vv….

0 comments

Post a Comment